Chọn hướng nào để xây nhà để tốt cho phong thủy?
Trên đây là các lợi điểm tối ưu của hướng Nam khi xây cất nhà. Xây nhà hướng Nam mở cửa đón được gió, cũng là đón những điều kiện tốt cho sinh hoạt con người. Gần như tất cả hang động có người ở tại vùng Hòa Bình xưa đều có cửa hang mở về hướng Nam. Các tòa thành cổ uy mở cổng tứ phía nhưng cổng chính lúc nào cũng là cổng phía Nam (ví dụ cửa Ngọ Môn ở Huế có nghĩa là cửa phía Nam, "Ngọ" ở đây là phương Nam theo trục Tý - Ngọ trên la bàn của thầy địa lý xưa chứ không phải là "cửa giữa trưa" như một số sách dịch tên Ngọ Môn ra tiếng nước ngoài đã hiểu sai).
Làm gì nếu gặp hướng xây dựng nhà không tốt?
Thực tế trong điều kiện đất đai đô thị khan hiếm và chật hẹp như hiện nay, thì không hề dễ dàng tìm một miếng đất ngôi nhà chính Nam. Vậy thì giải quyết thế nào khi không chọn được khu đất có hướng xây dựng nhà hợp phong thủy? Các kiến trúc sư của Kiến Trúc Nhà Việt với nhiều năm kinh nghiệm và được đào tạo bài bản sẽ có những phương án hóa giải và còn có thể cải xấu thành tốt.
Ví dụ một ngôi nhà mở cửa ra chính hướng Tây, thường xuyên chịu nắng nóng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe mọi người trong gia đình. Gió, không khí vào nhà phía sau qua một sàn nước nhỏ (gió lùa) không đủ thông thoáng. Mặt trước lại dùng mảng kính bít kín gây hiệu ứng tích nhiệt. Trần thấp và mái tôn sát trần làm cho không khí trong nhà nóng bức và cảm giác tù túng.
Giải pháp khắc phục: Mở rộng diện tích giếng trời về phía Nam gấp 2 đến 3 lần khoảng sàn nước hiện hữu. Ðây chính là phễu hút nhiệt và thông gió tự nhiên cho toàn nhà. Mặt tiền sửa khung kính cố định thành các khung cửa xoay theo trục đứng để điều chỉnh được tùy vào góc nghiêng mặt trời và lấy thông thoáng gió lân cận Tây. Nâng cao khoảng cách giữa mái tôn và trần (khoảng 1,5m) để tạo lớp đệm khí cách nhiệt.
Việc kích hoạt nguồn khí, cải tạo điều kiện vi khí hậu giúp giảm đáng kể lựơng nhiệt tích tụ trong nhà, thay đổi tích cực môi trường sống đồng thời có thêm khoảng xanh thư giãn phía sau.
Trong phong thủy khi chọn hướng xây dựng nhà và hướng đất, điểm cốt yếu là xem xét địa khí tại vị trí đất đó ra sao và vận dụng địa khí đó như thế nào. Có 3 cấp độ cơ bản trong ứng dụng phong thủy đó là:
1. Tầm Long: Tìm và chọn đất (xem địa hình, địa thế, địa mạo. . .)
2. Ðiểm Huyệt: Tìm và xác định vị trí trọng tâm của cuộc đất.
3. Lập Hướng: đặt công trình lên trên huyệt đã điểm, xác định hướng của trục chính
theo phương hướng tối ưu.
--> Vài điều kiêng kỵ về địa mạo, địa hình khi chọn hướng xây dựng nhà.
1. Mặt trước tương đối thấp, mặt sau cao là cát tường (thuận lợi, tốt lành) điều này cũng phù hợp với yêu cầu thoát nước nền và đảm bảo tầm nhìn.
2. Mặt đất xây dựng công trình tốt hơn cả là nên bằng phẳng tránh lồi lõm.
3. Tốt nhất là các mảnh đất có hình dạng vuông vức, tránh các mảnh đất tam giác bởi các cạnh và góc nhọn. Nếu mảnh đất là hình thang thì mặt tiếp xúc với đường giao thông nên hẹp phía sau rộng dần (nở hậu sẽ là nơi địa khí ngưng tụ rất tốt. Ngược lại thì địa khí dễ lưu tán, gọi là đất hung tướng.
4. Ðất thấp trũng, có nước tù đọng tạo không khí ẩm ướt thì không tốt. Cần khắc phục bằng cách đổ đất tôn cao, sang nền tiêu thủy để cải tạo môi trường ẩm ướt MINH ÐƯỜNG Trong khoa học phong thủy Minh Ðường được xem như là môi trường cảnh quan phía trước của một không gian cư trú cụ thể. Từ không gian khá rộng (đô thị, xóm làng) đến không gian tương đối hẹp như một định cư ngôi nhà nhỏ, cũng đều có Minh Ðường. Trong quan sát chọn lựa thế đất ở nông thôn, Minh Ðường tốt nhất là nơi có địa hình bằng phẳng, núi đồi (hoặc gò, bờ ruộng . . .)bao bọc có nước tụ ở phía trước. Ðối với đất trong đô thị, Minh Ðường phải có tỷ lệ tương đối nhất định với kiến trúc công trình và các nhà cửa, đường giao thông xung quanh.
Thực tế trong điều kiện đất đai đô thị khan hiếm và chật hẹp như hiện nay, thì không hề dễ dàng tìm một miếng đất ngôi nhà chính Nam. Vậy thì giải quyết thế nào khi không chọn được khu đất có hướng xây dựng nhà hợp phong thủy? Các kiến trúc sư của Kiến Trúc Nhà Việt với nhiều năm kinh nghiệm và được đào tạo bài bản sẽ có những phương án hóa giải và còn có thể cải xấu thành tốt.
Cách khắc phục hướng nhà không tốt.
Ví dụ một ngôi nhà mở cửa ra chính hướng Tây, thường xuyên chịu nắng nóng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe mọi người trong gia đình. Gió, không khí vào nhà phía sau qua một sàn nước nhỏ (gió lùa) không đủ thông thoáng. Mặt trước lại dùng mảng kính bít kín gây hiệu ứng tích nhiệt. Trần thấp và mái tôn sát trần làm cho không khí trong nhà nóng bức và cảm giác tù túng.
Giải pháp khắc phục: Mở rộng diện tích giếng trời về phía Nam gấp 2 đến 3 lần khoảng sàn nước hiện hữu. Ðây chính là phễu hút nhiệt và thông gió tự nhiên cho toàn nhà. Mặt tiền sửa khung kính cố định thành các khung cửa xoay theo trục đứng để điều chỉnh được tùy vào góc nghiêng mặt trời và lấy thông thoáng gió lân cận Tây. Nâng cao khoảng cách giữa mái tôn và trần (khoảng 1,5m) để tạo lớp đệm khí cách nhiệt.
Việc kích hoạt nguồn khí, cải tạo điều kiện vi khí hậu giúp giảm đáng kể lựơng nhiệt tích tụ trong nhà, thay đổi tích cực môi trường sống đồng thời có thêm khoảng xanh thư giãn phía sau.
1. Tầm Long: Tìm và chọn đất (xem địa hình, địa thế, địa mạo. . .)
2. Ðiểm Huyệt: Tìm và xác định vị trí trọng tâm của cuộc đất.
3. Lập Hướng: đặt công trình lên trên huyệt đã điểm, xác định hướng của trục chính
theo phương hướng tối ưu.
--> Vài điều kiêng kỵ về địa mạo, địa hình khi chọn hướng xây dựng nhà.
1. Mặt trước tương đối thấp, mặt sau cao là cát tường (thuận lợi, tốt lành) điều này cũng phù hợp với yêu cầu thoát nước nền và đảm bảo tầm nhìn.
2. Mặt đất xây dựng công trình tốt hơn cả là nên bằng phẳng tránh lồi lõm.
3. Tốt nhất là các mảnh đất có hình dạng vuông vức, tránh các mảnh đất tam giác bởi các cạnh và góc nhọn. Nếu mảnh đất là hình thang thì mặt tiếp xúc với đường giao thông nên hẹp phía sau rộng dần (nở hậu sẽ là nơi địa khí ngưng tụ rất tốt. Ngược lại thì địa khí dễ lưu tán, gọi là đất hung tướng.
4. Ðất thấp trũng, có nước tù đọng tạo không khí ẩm ướt thì không tốt. Cần khắc phục bằng cách đổ đất tôn cao, sang nền tiêu thủy để cải tạo môi trường ẩm ướt MINH ÐƯỜNG Trong khoa học phong thủy Minh Ðường được xem như là môi trường cảnh quan phía trước của một không gian cư trú cụ thể. Từ không gian khá rộng (đô thị, xóm làng) đến không gian tương đối hẹp như một định cư ngôi nhà nhỏ, cũng đều có Minh Ðường. Trong quan sát chọn lựa thế đất ở nông thôn, Minh Ðường tốt nhất là nơi có địa hình bằng phẳng, núi đồi (hoặc gò, bờ ruộng . . .)bao bọc có nước tụ ở phía trước. Ðối với đất trong đô thị, Minh Ðường phải có tỷ lệ tương đối nhất định với kiến trúc công trình và các nhà cửa, đường giao thông xung quanh.